K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2020

Câu 2 là ĐÚNG nhất 

21 tháng 1 2022

A

21 tháng 1 2022

a

25 tháng 3 2022

giúp mình với

 

25 tháng 3 2022

bốn

2 tháng 10 2018

nhân hóa 

2 tháng 10 2018

Nhân hóa

30 tháng 5 2023

Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió ấy trên cỏ, trườn theo những thân cành.

TN: Trong im ắng

CN: hương vườn

VN:  thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió ấy trên cỏ, trườn theo những thân cành.

20 tháng 5 2023

" Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng / bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong

        TN                             CN                               VN1                                      VN2

ngọn gió nhẹ nhảy lên cổ, trườn theo những thân cành"

ĐỀ 31. Câu: “Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trongngọn gió nhẹ, nhảy lên cỏ, trườn theo những thân cành.” (Phạm Đức) có bao nhiêu vị ngữ?A. Một vị ngữB. Hai vị ngữC. Ba vị ngữD. Bốn vị ngữ2. Các từ “tôi, ta, chúng tôi, chúng ta” có điểm gì chung?A. Đều là từ phứcB. Đều là danh từC. Đều là đại từD. Cả A, B và C3. “Đốt đuốc” trong câu: “Lá ít, hoa nhiều,...
Đọc tiếp

ĐỀ 3

1. Câu: “Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong
ngọn gió nhẹ, nhảy lên cỏ, trườn theo những thân cành.” (Phạm Đức) có bao nhiêu vị ngữ?
A. Một vị ngữ
B. Hai vị ngữ
C. Ba vị ngữ
D. Bốn vị ngữ
2. Các từ “tôi, ta, chúng tôi, chúng ta” có điểm gì chung?
A. Đều là từ phức
B. Đều là danh từ
C. Đều là đại từ
D. Cả A, B và C
3. “Đốt đuốc” trong câu: “Lá ít, hoa nhiều, từng chùm hoa bập bùng như đốt đuốc.” (Phong
Thu) là:
A. Từ ghép
B. Từ láy vần
C. Từ láy âm
D. Hai từ đơn
4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Trái ngược hẳn với cô nàng nõn nà tóc vàng bạch kim
Sally, Nora Nelson có mái tóc đen lộng lẫy, đôi mắt huyền, lông mày đen rậm rạp và đôi má
mịn màng đỏ ửng. Mũi của Nora Nelson bắt đầu hơi khoằm xuống giống chim ưng và dẫu
Nora Nelson chưa bao giờ được coi là một mĩ nhân nhưng Anne cảm thấy bị thu hút một cách
kỳ lạ... ”
Đoạn văn trên mắc lỗi gì?
A. Lặp từ ngữ
B. Câu thiếu vị ngữ

C. Dùng sai dấu chấm
D. Cả B và C
5. Quan hệ từ nối các vế câu ghép: “Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng
ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành
phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét hơn.” (Nguyễn Mạnh Tuấn) thể hiện quan hệ gì
giữa các vế câu?
A. So sánh
B. Tương phản
C. Tăng tiến
D. Sở hữu
6. Bài nào dưới đây ca ngợi Tô Hiến Thành là một vị quan chính trực, hết lòng vì nước vì dân?
A. “Một người chính trực”
B. “Một nhà thơ chân chính”
C. “Trí dũng song toàn”
D. Cả A và C
7. Dấu hai chấm trong câu nào dưới đây có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói
của nhân vật?
A. Ngoài cảnh rừng sâu và núi cao, núi Bà Đen còn chứa bao nhiêu là kì quan và di tích: nào
gót chân Phật trên thạch bàn; nào suối vàng, hang gió; nào điện, cảnh cổ kính, uy nghi. (Theo
Thẩm Thệ Hà)
B. Chim bay vút lên khoe trăm màu áo đan chéo nhau trong không trung: nâu, trắng, mun,
vàng, xám, tím biếc... (Võ Văn Trực)
C. Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích: “Ngày xửa, ngày
xưa...” (Nguyễn Quỳnh)
D. Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, thật là sáng trăng hẳn: trời bây giờ trong
vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. (Theo Thạch Lam)
8. Thành ngữ nào dưới đây không chỉ nơi con người sinh ra?
A. Quê cha đất tổ
B. Nơi chôn rau cắt rốn
C. Đất khách quê người
D. Quê hương bản quán
9. Chỉ ra tác dụng của phép nhân hóa trong câu ca dao sau:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”
A. Phép nhân hóa khiến chú trâu hiện lên gần gũi và thân thiết như một người bạn của nhà
nông.

B. Phép nhân hóa gợi ra tình cảm yêu mến, trân trọng và sự gắn bó của người nông dân với
chú trâu - người bạn cùng lao động một nắng hai sương với con người.
C. Cả A và B
10. Cho các câu sau:
(1) Thấy tên trộm quá ngoan cố, Washington liền dùng tay bịt chặt hai mắt của chú ngựa lại
rồi hỏi hắn mắt nào của ngựa bị mù.
(2) Ngày nọ, một con ngựa của Washington bị bọn trộm dắt mất, ông đi tìm và phát hiện ra
ngựa của mình đang ở trong một nông trại.
(3) Tên trộm ngựa lòi cái đuôi ăn cắp, chỉ còn cách ngoan ngoãn trả lại Washington con ngựa
trước mặt viên cảnh sát.
(4) Khi tên trộm nói “mắt phải”, Washington liền bỏ tay ra: mắt phải chú ngựa vẫn long lanh,
không hề bị mù; hắn vội sửa lại “bên trái”, Washington bỏ nốt tay còn lại ra: mắt trái của chú
ngựa cũng hoàn toàn bình thường.
(5) Washington dùng lí lẽ thuyết phục tên trộm trả lại ngựa cho mình nhưng vô ích, ngay cả
khi cảnh sát đến, hắn vẫn cứng đầu không chịu nhận.
(6) Ngay từ thời trẻ, vị tổng thống đầu tiên của nước Mĩ - George Washington đã nổi tiếng là
có trí tuệ hơn người.
Có thể sắp xếp các câu trên theo thứ tự nào sau đây để tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh?
A. (4) - (1) - (6) - (2) - (5) - (3)
B. (6) - (2) - (1) - (5) - (4) - (3)
C. (5) - (4) - (2) - (6) - (3) - (1)
D. (6) - (2) - (5) - (1) - (4) - (3)

ĐỀ 4

1. Từ “sao” trong câu nào dưới đây dùng để hỏi?
A. Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ. (Ca dao)
B. Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha. (Nguyễn Trọng Tạo)
C. Không có lửa làm sao có khói. (Tục ngữ)
D. Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô tát ánh trăng vàng đổ đi? (Ca dao)
2. Xét về mặt từ loại, từ không thuộc nhóm: “nhút nhát, gian dối, nhân hậu, nhân tài” là từ:
A. Nhút nhát
B. Gian dối
C. Nhân tài
D. Nhân hậu
3. Dòng nào dưới đây chưa đúng?
A. Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã
xuất hiện ở câu đứng trước.
B. Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy
bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối
cùng, ngoài ra...
C. Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ
hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước để tạo
mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần.
D. Mọi đoạn văn đều liên kết các câu bằng cả ba cách: lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ và dùng từ
ngữ nối.
4. Thành ngữ nào dưới đây nói về người vừa xinh đẹp vừa nết na?
A. Mặt tươi như hoa
B. Mặt hoa da phấn
C. Đẹp người đẹp nết
D. Mặt ngọc da ngà
5. Nhóm nào dưới đây gồm toàn các từ gạch chân được dùng theo nghĩa chuyển?
A. Giếng sâu, suy nghĩ sâu, tình cảm đậm sâu
B. Dao sắc ngọt, nói ngọt, rét ngọt

C. Lời nói sắc, mắt sắc, dao sắc
D. Rừng cây, rừng tay vẫy, rừng người
6. Loại một từ không thuộc nhóm sau: “dũng cảm, gan dạ, quả cảm, cường tráng”.
A. Dũng cảm
B. Gan dạ
C. Quả cảm
D. Cường tráng
7. Câu hỏi dùng để:
A. Hỏi những điều chưa biết và để tự hỏi mình.
B. Nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn hoặc thể hiện cảm xúc của người nói, người viết với
người khác.
C. Thể hiện: thái độ khen, chê; sự khẳng định, phủ định hay yêu cầu, mong muốn.
D. Cả A và C
8. Tác phẩm “Lòng dân” thuộc thể loại nào dưới đây?
A.Thơ
B. Kịch
C. Truyện ngắn
D. Tiểu thuyết
9. Đại từ gạch chân trong câu: “Ngôi nhà không đồ sộ mà lại thấp lè tè nhưng ta có cảm tưởng
là nó không thể dưới 100 tuổi được.” thay thế cho từ ngữ nào dưới đây?
A. Ngôi nhà
B. Ngôi nhà không đồ sộ mà lại thấp lè tè
C. Ta
D. Ngôi nhà không đồ sộ
10. Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ trong câu thơ: “Lặng thầm thay những con đường ong bay.”
(“Hành trình của bầy ong”- Nguyễn Đức Mậu) có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh hành trình tìm hoa lấy mật cho đời vô cùng lặng thầm, không cần ai biết đến
của bầy ong.
B. Thể hiện sự ngạc nhiên, trầm trồ, thán phục của tác giả trước những đôi cánh tí hon mà
cần mẫn, dẻo dai phi thường đã bay qua bao cung đường mưa nắng.
C. Cả A và B

ĐỀ 5

1. Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi: “Bài thơ viết về cây tre - một loài cây từ lâu đã gắn bó thân
thiết với người dân Việt Nam. Qua hình ảnh khỏe khoắn và tràn đầy sức sống của tre, người
đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của một loài cây vô cùng quen thuộc và thân thương mà
còn thấy được vẻ đẹp đáng tự hào của quê hương xứ sở và con người Việt Nam.”
Đoạn văn trên nhắc tới nội dung của tác phẩm nào dưới đây?
A. “Cây tre Việt Nam”
B. “Tre Việt Nam”
C. “Cây tre trăm đốt”
2. Từ nào dưới đây là từ ghép?
A. Mong mỏi
B. Mơ màng
C. Hùng dũng
D. Duyên dáng
3. Thành ngữ nào dưới đây không thuộc nhóm nói về sự đoàn kết?
A. Bốn biển một nhà
B. Muôn người như một
C. Yêu nước thương dân
D. Kề vai sát cánh
4. Khi yêu cầu ai đó làm gì, em có thể sử dụng những kiểu câu nào?
A. Câu kể, câu cảm
B. Câu cảm, câu cầu khiến
C. Câu hỏi, câu cảm
D. Câu khiến, câu hỏi
5. Trong đoạn: “Gió thổi mãi không thôi. Nó khiến cho khu vườn dợn sóng, thổi bạt làn khói
liên tục tuôn ra từ ống khói trên căn nhà và dồn đến những đám mây bù xù màu tro chẳng tốt
lành gì.” (Bunin), đại từ gạch chân thay thế cho từ ngữ nào dưới đây?
A. Gió thổi mãi
B. Gió
C. Khu vườn
D. Những đám mây

6. Câu: “Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp
không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên
nguy nga, đậm nét.” (Nguyễn Mạnh Tuấn) có bao nhiêu cụm chủ - vị?
A. 1 cụm chủ - vị
B. 2 cụm chủ - vị
C. 3 cụm chủ - vị
D. 4 cụm chủ - vị
7. Các từ trong nhóm: “Khoẻ, ốm, mệt, mỏi” có điểm gì chung?
A. Đều là từ đơn
B. Đều là từ chỉ trạng thái
C. Đều là danh từ
D. Cả A và B
8. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “nhân dân”?
A. Nhân ái
B. Nhân loại
C. Quần chúng
D. Đồng loại
9. Từ “bập bùng” trong câu thơ “Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.” (“Hành trình của
bầy ong”- Nguyễn Đức Mậu) gợi tả điều gì?
A. Từ “bập bùng” đã gợi tả vẻ đẹp sống động, có hồn của hoa chuối.
B. Từ “bập bùng” gợi tả hoa chuối như một ngọn lửa đỏ tươi ấm áp giữa núi rừng.
C. Từ “bập bùng” gợi tả vẻ đẹp dịu dàng, đáng yêu của hoa chuối giữa rừng xanh.
D. Cả A và B
10. Đọc các câu sau và cho biết:
(1) Người họa sĩ thứ nhất vẽ nhà vua với đôi mắt sáng long lanh, hai chân to khỏe; người thứ
hai vẽ đúng hình dáng vốn có của vua và đều khiến nhà vua cảm thấy không hài lòng.
(2) Vừa nhìn thấy bức tranh, nhà vua không ngớt lời ca ngợi, thưởng cho họa sĩ một túi vàng
đầy và còn ban cho danh hiệu: “Họa sĩ số một quốc gia”.
(3) Một hôm, quốc vương triệu tập ba hoạ sĩ nổi tiếng đến vẽ chân dung cho mình và hứa sẽ
trọng thưởng cho người nào vẽ được bức hoạ đẹp.
(4) Đến lượt người họa sĩ thứ ba, ông vẽ cảnh quốc vương đang đi săn: một chân đứng trên
đất, chân còn lại gác lên một gốc cây, ngài đang giương cung và nhắm một mắt để ngắm con
mồi.
(5) Ngày xưa, có một quốc vương rất cao to, khỏe mạnh nhưng bị mù một mắt và thọt một
chân.
Trình tự sắp xếp nào dưới đây sẽ tạo ra một câu chuyện hoàn chỉnh?

A. (1) - (4) - (5) - (3) - (2)
B. (5) - (3) - (1) - (4) - (2)
C. (5) - (3) - (2) - (1) - (4)
D. (4) - (1) - (2) - (5) - (3)

1
25 tháng 3 2022

mày bị điện à mà gửi lắm thế

22 tháng 10 2021

nhưng từ vương của cậu có nghĩa là gì?

22 tháng 10 2021

LT

từ đồng nghĩa với vương ở đây là

chắc là trườn theo những thân cành

Hok tốt 

ĐTT (Đỗ Thành Trung)